Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
02113.863 204

Hội thảo khoa học: Tích hợp trong giáo dục STEM cấp THCS theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Ngày 23 tháng 4 năm 2022, Trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức Hội thảo khoa học “Tích hợp trong giáo dục STEM cấp THCS theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018” thu hút nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên đại học, giáo viên phổ thông trên cả nước tham gia với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Toàn cảnh Hội thảo tại điểm cầu Trường ĐHSP Hà Nội 2 Tham dự Hội thảo, về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, có: TS Tạ Ngọc Trí - Phó Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học, TS Hồ Vĩnh Thắng - Vụ GD Trung học. Về phía Trưởng ĐHSP Hà Nội 2 có: TS Bùi Kiên Cường - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thảo; Các thầy cô trong Hội đồng Giáo dục STEM, cùng đông đảo giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà khoa học thuộc các trường đại học, các trường phổ thông trên cả nước tham dự bằng hình thức trực tuyến. TS Bùi Kiên Cường - Phó Hiệu trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thảo phát biểu khai mạc Phát biểu khai mạc, TS Bùi Kiên Cường - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 khẳng định: Hội thảo khoa học “Tích hợp trong giáo dục STEM cấp THCS theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018” được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, nhằm khắc phục những ảnh hưởng sâu sắc bởi đại dịch Covid-19 đồng thời ứng dụng thành tựu trong lĩnh vực chuyển đổi số giáo dục và đào tạo hiện nay. Hội thảo là diễn đàn công bố những kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về tích hợp trong giáo dục STEM cấp THCS theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Trong chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, giáo dục STEM là một giải pháp quan trọng và hiệu quả trong việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay việc đưa giáo dục STEM vào giáo dục phổ thông đang gặp một số khó khăn, đặc biệt là sự hạn chế về cơ sở vật chất và kĩ năng của đội ngũ giáo viên. Trải qua một số năm triển khai thực hiện giáo dục STEM, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn, nhiều mối liên hệ giữa các phương pháp dạy học khác với phương pháp giáo dục STEM đã được nghiên cứu bởi các nhà khoa học trong và ngoài trường và gửi báo cáo tới Hội thảo. Các trao đổi, thảo luận tại Hội thảo hy vọng sẽ mang lại những điều bổ ích về lý luận cũng như thực tiễn giáo dục STEM cho mỗi chúng ta. TS Tạ Ngọc Trí - Phó Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học, Bộ Giáo dục - Đào tạo và TS Bùi Kiên Cường - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 chủ trì phiên làm việc thứ nhất Tại phiên làm việc thứ nhất, dưới sự chủ trì của TS Tạ Ngọc Trí và TS Bùi Kiên Cường, các đại biểu được nghe báo cáo: “Giáo dục STEM - Từ lý thuyết đến thực tiễn dạy học ở trường trung học cơ sở (minh họa trường hợp môn khoa học tự nhiên)” do Trưởng nhóm TS Nguyễn Thanh Nga - Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh trình bày. Dựa trên cơ sở phân tích lý thuyết giáo dục STEM và các yêu cầu thực tiễn trong dạy học môn Khoa học tự nhiên theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, báo cáo của nhóm nghiên cứu đưa ra những gợi ý chủ đề và minh họa nhằm hướng dẫn giáo viên thực hiện dạy học theo hình thức bài học STEM. TS Nguyễn Thanh Nga - Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh trình bày báo cáo trực tuyến Tiếp theo, ThS Vũ Thị Mai - Giáo viên Trường THPT Đông Thụy Anh, Thái Bình báo cáo về “Thực trạng dạy học theo định hướng STEM trong trường trung học - huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình”. Báo cáo chỉ ra những khó khăn trong việc dạy học theo định hướng STEM tại các trường phổ thông đang phải đối mặt, đồng thời có những kiến giải để nâng cao chất lượng giáo dục STEM hiện nay. ThS Vũ Thị Mai - Giáo viên Trường THPT Đông Thụy Anh, Thái Bình báo cáo trực tuyến Ở phiên làm việc thứ hai, dưới sự chủ trì của TS Tạ Ngọc Trí - Phó Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học và PGS, TS Nguyễn Xuân Thành - Trưởng khoa Sinh-KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2, các đại biểu được nghe các báo cáo: “Quy trình và kỹ thuật dạy học STEM theo tư duy thiết kế” của chuyên gia Tạ Thanh Trung - Công ty Khoa học và Giáo dục Sài Gòn; Báo cáo “Vận dụng dạy học dự án theo mô hình dạy học kết hợp tổ chức dạy học chủ đề STEM trong môn khoa học tự nhiên ở trường THCS” của TS Chu Văn Tiềm - Trường ĐHSP Hà Nội 2; TS Chu Văn Tiềm - Trường ĐHSP Hà Nội 2 báo cáo tại Hội thảo Báo cáo “Thiết kế chủ đề “Mô hình hệ hô hấp ở người” Chương IV, Hệ hô hấp, Sinh học 8 theo hình thức STEM trải nghiệm” của TS Đỗ Thị Tố Như - Trường ĐHSP Hà Nội 2; Báo cáo “Thiết kế dạy học chủ đề “Lên men - Bữa iệc của các vi khuẩn” theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực học sinh” của TS Trần Thị Phương Liên - Trường ĐHSP Hà Nội 2. Trong phần thảo luận, các đại biểu trao đổi về chủ đề làm thế nào thực hiện  hiệu quả việc tích hợp trong giáo dục STEM cấp THCS theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Nhiều câu hỏi lý thú được đưa ra với các báo cáo viên. TS Hồ Vĩnh Thắng - Vụ GD Trung học, Bộ Giáo dục & Đào tạo phát biểu tại Hội thảo TS Hồ Vĩnh Thắng - Vụ GD Trung học khẳng định Giáo dục STEM giúp cho học sinh phát triển tư duy bậc cao, là kỹ năng quan trọng trong hành trang vào đời của các em. Muốn phát triển giáo dục STEM, nên có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. TS Bùi Kiên Cường - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 khẳng định, Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã và đang tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng với giáo viên phổ thông và các trường phổ thông trong hoạt động phát triển giáo dục STEM. Tại Hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe các trao đổi thảo luận để tiếp tục hoàn thiện nội dung, hình thức của giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.   Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Phòng CTCT-HSSV



Tags:


Bài viết khác